1. Khi bé đang đợi thang máy
Nên: Nên xếp hàng chờ vào thang máy ở bên tay trái, khi thang máy đến thì lần lượt đi vào, không chen lấn xô đẩy.
Không nên: Không nên xô đẩy, chen lấn, dàn hàng ngang trước cửa thang máy.
2. Khi bé chuẩn bị vào thang máy
Nên: + Mà hãy đợi mọi người lần lượt ra hết rồi thì mới đi vào.
+ Trẻ nên đợi chuyến thang máy mới có ít người hơn hoặc không có ai để đi.
Không nên: + Khi thang máy vừa đến không nên ngay lập tức chạy vào mà không quan sát.
+ Thang máy quá đông nhưng vẫn cứ chen vào.
3. Khi bé trong thang máy
Nên: Chỉ chọn đúng tầng mà mình cần đi
Không nên: Bấm các tầng lung tung để đùa nghịch.
4. Khi thang máy gặp sự cố
Nên: Hãy dặn trẻ bấm nút khẩn cấp trên thang máy để kêu gọi giúp đỡ, hoặc cha mẹ có thể cài sẵn trên điện thoại cho con những số cứu hộ khẩn cấp.
Không nên: Khi thang máy đột nhiên mất điện và không hoạt động, tuyệt đối không được dùng tay để mở cửa thang máy ra. Trẻ có thể sẽ bị thương hoặc tệ hơn là tay sẽ bị mắc kẹt trong cửa thang máy. Thêm nữa cũng không được với lên phía trên thang máy, vì đó là khu vực có nhiều thiết bị điện, trẻ sẽ dễ dàng bị điện giật, rất nguy hiểm.
Lưu ý: Còn có trường hợp thang máy đang đi đột nhiên rơi tự do, để bảo vệ tính mạng trong trường hợp khẩn cấp như thế, cha mẹ hãy trang bị thêm cho trẻ những kỹ năng như sau:
- Nắm chặt tay vịn trong thang máy để giữ thăng bằng cho cơ thể và không bị ngã, chao đảo khi thang máy đang rơi xuống. Dặn trẻ tựa thẳng lưng và đầu vào tường thang máy để tránh ảnh hưởng cột sống.
- Nằm sấp hoặc thẳng trên sàn thang máy, cách này giúp phân bố đều lực rơi trên toàn cơ thể, giúp giảm thiểu thương tích. Ngoài ra hãy để 1 tay che mặt, 1 tay gối đầu để giảm bị thương phần đầu hay có thứ gì đó rơi xuống mặt.
Nguồn: Sưu tầm
|