1. Bấm gọi thang lên tầng trên
Tầng trên có thể là tầng 2 hoặc tầng trên cùng của tòa nhà. Mục đích gọi của việc làm này là để cabin hoặc sàn thang (thang sàn nâng) cách mặt đất càng xa càng tốt, phòng ngừa khi nhà bị ngập nước thì cabin vẫn được bảo vệ khô ráo, an toàn.
Thang máy là thiết bị sử dụng điện và hệ thống cơ khí phức tạp. Nếu bị nước xâm nhập, các thiết bị bên trong có thể bị hỏng hóc, trục trặc, ảnh hưởng đến quá trình vận hành và an toàn của người sử dụng. Do đó việc giữ cabin hoặc sàn nâng khô ráo là việc làm rất cần thiết.
2. Ngắt tất cả nguồn điện cung cấp cho thang máy
Hầu hết thang máy hiện nay đều có tính năng tiết kiệm điện, hệ thống sẽ tự ngắt khi không sử dụng. Tuy nhiên, để đảm an toàn khi không sử dụng thang máy trong nhiều ngày thì bạn nên ngắt tất cả nguồn điện cung cấp cho thang máy.
Hơn nữa, việc ngắt nguồn điện thang máy góp phần:
- Tiết kiệm điện năng, tránh lãng phí.
- Loại bỏ nguy cơ xảy ra chập điện gây hỏa hoạn.
- Đảm bảo an toàn cho ngôi nhà khỏi kẻ xấu xâm nhập.
3. Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống thang máy sau khi muốn hoạt động trở lại
Đây là việc làm vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn hoặc phát hiện sớm sự cố và sửa chữa kịp thời. Đảm bảo mọi hoạt động của thang như gọi tầng, chuông báo, cửa thang đóng mở… vận hành mượt mà, êm ái như bình thường.
4. Vệ sinh thang máy
Thang máy để lâu ngày sẽ bị bám bụi bẩn ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe người sử dụng cũng như hoạt động của thang. Do vậy vệ sinh thang máy sạch sẽ là điều rất cần thiết để thang máy sáng đẹp, vận hành êm ái và an toàn như ban đầu.
Nguồn: Sưu tầm
|