Hotline 0903735486 /0358883883 | Hotline congtytriduc86@gmail.com
about Giới Thiệu about Liên Hệ
Nhận biết cảnh báo an toàn thang máy và cách xử lý
Home > TIN TỨC - SỰ KIỆN > Tin tức sự kiện>
Nhận biết cảnh báo an toàn thang máy và cách xử lý

Nhận biết cảnh báo an toàn trong thang máy và cách xử lý kịp thời, đúng đắn sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn tính mạng, chủ động phòng tránh nguy cơ thiếu an toàn.

1. Những điều cần thiết để sử dụng thang máy an toàn

- Trước khi đưa thang máy vào sử dụng, vận hành, phải được kiểm định an toàn bởi các cơ quan có chức năng.

- Phải tiến hành bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên, định kỳ đúng quy định.

- Nút điều khiển thang máy cần đảm bảo tính trực quan, dễ hiểu và sử dụng đúng cho người dùng

- Phải có các biển cảnh báo biển báo cấm thang máy tạm ngừng phục vụ tại các cửa tầng và ngắt nguồn điện của khi mất điện hoặc đang trong quá trình sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng, thang máy gặp sự cố.

- Đối với các loại hàng hóa dễ vỡ, linh kiện điện tử,.. phải được đóng gói chắc chắn, đảm bảo để tránh rủi ro, hỏng khi vận chuyển bằng thang máy. Tuyệt đối nghiêm cấm các loại hóa chất độc hại, chất dễ gây cháy nổ có nguy hại đến an toàn của con người.

- Khi vận chuyển hàng hóa bằng thang máy, cần phải chú ý cố định chắc chắn hàng hóa, phân bố đều lượng hàng hóa trên sàn cabin, không dồn hàng vào một góc. Khi chở hàng cồng kềnh, trọng lượng lớn người sử dụng không nên đi cùng.

- Đặc biệt, nghiêm cấm người không có trách nhiệm đi vào các vị trí sau khi không được sự cho phép: Phòng máy, giếng thang, đỉnh cabin, đóng ngắt nguồn điện, tủ điện. Bàn giao chìa khóa cho người có trách nhiệm là phía chủ đầu tư và phía công ty cung cấp thang máy, bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa.

2. Chú ý những cảnh báo an toàn trong thang máy

Chú ý cảnh báo về hướng hoạt động thang máy:

Mỗi thang máy đều có hệ thống nút điều khiển và mũi tên chỉ chiều hướng lên xuống của nó. Vì vậy khi sử dụng cần phải chú ý hướng hoạt động của thang máy để có thể chủ động trong quá trình di chuyển của mình.

Chú ý đèn tín báo hiệu: Chỉ bước vào khi thiết bị ngừng hẳn hoạt động, để đảm bảo không có sự cố xảy ra bất ngờ.

Không đứng tựa vào khu vực cửa thang: Đây là một hành động nguy hiểm và có thể dẫn tới các tai nạn bất ngờ, bạn có thể bị ngã hoặc mắc kẹt khi thang máy dừng bất ngờ hoặc gặp sự cố.

Cảnh báo overload của thang máy: Khi xuất hiện cảnh báo overload nghĩa là thang máy bạn sử dụng đang bị quá tải, nó không thể di chuyển được. Việc cần làm là phải ra khỏi cabin một lượng người để phù hợp với tải trọng quy định, như vậy thang máy mới hoạt động trở lại bình thường được.

Chú ý các cảnh báo của chức năng Intercom để sử dụng khi cần thiết: Intercom là nút chuông cảnh báo. Khi gặp phải các sự cố thang máy bất ngờ, việc bấm nút này sẽ giúp báo tình trạng ra bên ngoài, thuận lợi cho việc gọi đội cứu hộ đến và giải cứu.

Cảnh báo vật cản cửa thang máy: Thang máy chỉ hoạt động khi mọi thứ đã sẵn sàng, cửa đã đóng kín và nút tầng đã gọi. Vì vậy, nếu trong trường hợp có vật cản cửa thang thì cần phải chú ý để loại bỏ ngay, cửa thang máy sẽ đóng kín và hoạt động bình thường trở lại.

Cần hiểu rõ về chức năng giữ thang: Sau mỗi lần ra vào, cửa thang máy sẽ tự động đóng và tiếp tục hoạt động nếu không có tác động giữ thang của người dùng. Vì vậy, để có thể linh hoạt và chủ động trong quá trình sử dụng thiết bị này, chúng ta cần phải tìm hiểu rõ về các chức năng hữu ích này.

3. Cách xử lý khi gặp sự cố thang máy

Có 2 sự cố thang máy bạn thường gặp phải khi sử dụng đó là : thang máy rơi tự do và mắc kẹt trong thang máy. Vậy cách xử lý những tình huống bất ngờ đó như thế nào?

3.1. Cách xử lý khi thang máy rơi tự do

Hãy tránh tâm lý hoảng loạn khi gặp sự cố thang máy

Trong tình huống thang máy gặp sự cố chạy vượt tốc hay còn gọi là thang máy rơi tự do, dù hốt hoảng thế nào bạn cũng cần bình tĩnh trở lại ngay và thực hiện các thao tác sau:

Bạn hãy bám chặt vào tay cầm của thang máy để giữ cho mình một vị trí cố định không bị ngã hay đập đầu vào thành cabin thang máy khi mất thăng bằng.

Tiếp theo bạn cần dựa chắc lưng và đầu vào vách cabin, tạo thành một đường thẳng đứng để bảo vệ lưng và cột sống nếu thang máy vượt tốc rơi xuống hố pit.

Cuối cùng, bạn hãy cong đầu gối lại mức nhiều nhất có thể để tạo thế uyển chuyển, giảm thiểu sự chấn động mạnh có thể làm gãy xương chân nếu có sự cố va chạm mạnh. Hoặc tốt nhất là nằm ra sàn nếu đủ diện tích.

Khi thang máy dừng, nhanh tay ấn nút chuông báo khẩn cấp hoặc gọi số hotline có dán trong thang máy nếu có.

3.2. Cách xử lý khi bị kẹt trong thang máy

Đầu tiên hãy thử mở cửa: Hãy thử bấm nút mở cửa. Nếu thang máy vẫn không có phản ứng thì hãy ấn chuông cứu hộ (vẫn có thể sử dụng bộ cứu hộ bằng tay trong cabin để di chuyển về tầng gần nhất và thoát ra ngoài).

Gọi sự trợ giúp bên ngoài: Liên lạc ra bên ngoài bằng cách ấn nút chuông hoặc gọi cho số hotline trên bảng hướng dẫn sử dụng trong thang máy để được trợ giúp.

Và điều quan trọng nhất khi gặp sự cố là bạn tuyệt đối không được hoảng loạn. Cố gắng dùng vật cứng làm biến dạng cửa khi cabin đang kẹt giữa tầng chỉ làm khó khăn thêm cho cứu hộ.

Đối với người quản lý thiết bị: Ngay khi nghe được tiếng chuông báo cần:

Nhận liên lạc với người trong cabin thang máy ngay lập tức: Hỏi rõ tình hình để nắm bắt rõ ràng nhất những thông tin cần thiết, biết được những gì đang diễn ra bên trong thiết bị, nắm được trạng thái, tình trạng của những người sử dụng thang máy, biết được cả số lượng người đang ở trong cabin thang máy,… để biết rõ được tình trạng của sự cố để đưa ra được phương hướng xử lý phù hợp và kịp thời nhất.

Trấn an tinh thần cho người mắc kẹt trong cabin thang máy: Việc làm này giúp người bên trong để họ thực sự bình tĩnh, kiểm soát tốt mọi hành vi của mình, tránh tình trạng sợ hãi, lo lắng và có thể làm ra những hành động hoảng loạn, ảnh hưởng chính mình và người xung quanh.

Thông báo cho đơn vị cứu hộ: Phải nhanh chóng thông báo và cung cấp thông tin cho đơn vị cứu hộ một cách chính xác, cụ thể, chi tiết để đơn vị thực hiện việc cứu hộ nắm rõ tình hình thực tế để từ đó đưa ra được phương án cứu hộ tốt nhất, đảm bảo an toàn cho hành khách đang sử dụng thang máy tốt nhất.

Chú ý: Người quản lý thang máy phải kiểm soát tốt tình hình, không để cho người bên trong thang máy vì quá lo sợ mà tìm cách thoát khỏi thang máy qua cửa thoát hiểm hay đập phá cửa.

Nguồn: Sưu tầm

 

 
 
 
 
 
TIN TỨC - SỰ KIỆN
Khuyến mại Khuyến mại
Tuyển dụng Tuyển dụng
Tin tức sự kiện Tin tức sự kiện
THEO DÕI TÔI TRÊN
tiwter Tiwter
tripadvior Tripadvior
whatsapp WhatsApp
facebook Facebook
print Print
© Copyright 2009 - 2024 All Rights Reserved. Đang Online: 1 Hôm nay: 38 Trong tuần: 432 Trong tháng: 1659    Tổng: 170035 Design by: khoahocbacha.com
Facebook
Zalo
Hotline
1
Bạn cần hỗ trợ?